Trái tim là một cơ quan giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc mang máu và oxy đi nuôi dưỡng cho toàn bộ cơ thể. Mỗi ngày tim cung cấp 5-6 lít máu mỗi phút để duy trì sự sống cho con người. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe tim mạch đúng và đủ là rất cần thiết.
Kiểm soát căng thẳng
Khi căng thẳng, tim sẽ đập nhanh hơn để tăng vận chuyển máu đến các cơ và cơ quan quan trọng giúp bạn ứng phó với tình huống căng thẳng. Thỉnh thoảng căng thẳng sẽ không gây hại, nhưng nếu thường xuyên căng thẳng thì nó sẽ khiến cho hệ tim mạch bị “kiệt sức”. Vì vậy, học cách kiểm soát căng thẳng là rất cần thiết để bảo vệ cũng như chăm sóc sức khỏe tim mạch.
Bạn có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách tránh xa yếu tố gây căng thẳng, thở sâu, đi dạo ở nơi có không khí trong lành, đọc sách, xem phim hài, nghe nhạc hoặc làm điều yêu thích. Cười lớn, tập yoga hoặc ngồi thiền hàng ngày cũng là cách tốt để giảm căng thẳng.
Chăm sóc sức khỏe tim mạch bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn bổ sung đầy đủ Kali, Protein, chất xơ, Omega-3 và hạn chế chất béo bão hòa, ít đường, ít muối sẽ giúp cho trái tim được khỏe mạnh.
Muốn duy trì, tăng cường sức khỏe tim mạch thì cần chú ý đặc biệt đến nhóm chất béo. Những chất béo lành mạnh giúp tim mạch hoạt động tốt hơn, nhưng những chất béo chuyển hóa (trans fat) là nguyên nhân gây phát triển bệnh tim mạch và đột quỵ. Vì thế nên hạn chế nạp vào chất béo chuyển hóa hoặc kiểm soát ở mức phù hợp.
Duy trì cân nặng hợp lý là cũng là cách chăm sóc sức khỏe tim mạch
Thừa cân gây ra rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng đến tim mạch như tiểu đường, cao huyết áp,… Hơn nữa, tình trạng thừa cân cũng khiến đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, hình thành các mảng bám gây hẹp và tắc động mạch dẫn đến đau tim, suy tim, thậm chí là đột quỵ.
Vì vậy, việc duy trì cân nặng hợp lý là điều vô cùng quan trọng để có sức khỏe tim mạch tốt.
Tập luyện thể dục thường xuyên
Tập thể dục là phương pháp hàng đầu không thể thiếu khi muốn duy trì sức khỏe tổng quát và sức khỏe tim mạch nói riêng. Theo đó, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông tốt, điều hòa huyết áp và nhịp tim, từ đó cải thiện chức năng tim mạch.
Tuy nhiên, nên có chế độ tập thể dục hợp lý, an toàn, tránh tập luyện quá sức sẽ gây nên tác dụng ngược. Vì tình trạng sức khỏe của mỗi người khác nhau, vậy nên không có bài tập thể dục nào tốt nhất, chỉ có bài tập phù hợp nhất mới mang lại hiệu quả cao.
Nói không với hút thuốc lá
Thành phần nicotin có trong thuốc lá sẽ gây ra xơ vữa động mạch, nếu để lâu dài sẽ biến chứng thành viêm, thu hẹp và cứng động mạch, làm tăng huyết áp, gây nguy cơ mắc bệnh tim.
Nói không với thuốc lá không chỉ bảo vệ bản thân, mà còn bảo vệ sức khỏe gia đình bạn – những người thường xuyên hít khói thuốc.
Chăm sóc chất lượng giấc ngủ để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tim mạch
Một giấc ngủ chất lượng sẽ khiến nhịp tim giảm, các cơ chế hoạt động được nghỉ ngơi, giúp bảo vệ chức năng tim. Ngược lại, giấc ngủ ngắn sẽ làm tăng CRP – một trong những nguyên nhân cao gây mắc bệnh tuần hoàn và tim mạch.
Mỗi ngày bạn nên ngủ đủ từ 7-9 giờ theo nhu cầu cơ thể. Để có giấc ngủ ngon hơn, mỗi ngày hãy đi ngủ và thức dậy vào cùng thời điểm, thư giãn trước khi đi ngủ, tập thể dục vào ban ngày, ngủ trưa ngắn hơn 30 phút và tạo sự thoải mái cho phòng ngủ để chăm sóc sức khỏe tim mạch
Tầm soát sức khỏe tim mạch định kỳ
Các triệu chứng tim mạch như khó thở, tim đập nhanh, đau ngực hay choáng,… thường xuất hiện thoáng qua, vậy nên nhiều người không để ý đến. Vì vậy, việc khám sức khỏe tim mạch định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện ra các yếu tố nguy cơ hoặc các bất thường để kịp thời kiểm soát và điều trị, hạn chế nguy cơ phát triển thành bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần chủ động điều trị và phòng ngừa. Vì vậy, khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường nên thăm khám càng sớm càng tốt nhằm phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.