Phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến, bạn và người thân sẽ cùng nhau quây quần bên mâm cơm đoàn viên trong không khí ấm áp, hạnh phúc. Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm có nguy cơ cao xảy ra vào những ngày Tết nếu bạn không biết cách phòng tránh. Vì vậy hãy cùng… tìm hiểu cách phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày Tết qua bài viết sau.

Ngộ độc thực phẩm là như thế nào?

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi bằng hai cái tên khác là trúng thực hoặc ngộ độc thức ăn. Đây là tình trạng người bệnh gặp phải trong trường hợp tiêu thụ nhầm các loại thức ăn hay nước uống đã bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Hoặc việc sử dụng những loại thực phẩm bị biến chất, bị ôi thiu hay trong thành phần có chứa chất bảo quản, chất phụ gia gây hại,… cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Người bệnh bị ngộ độc thực phẩm sẽ gặp các triệu chứng như:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy, trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện máu
  • Chán ăn
  • Cơ thể yếu ớt, sốt, mệt mỏi
  • Đau đầu, choáng váng, chóng mặt
  • Ớn lạnh, rùng mình
  • Đau khớp và cơ
Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng toàn thân như: khát nước, chóng mặt, mạch nhanh, thậm chí tụt huyết áp, hôn mê,… là những triệu chứng nặng bạn không nên lơ là. Thay vào đó, điều quan trọng nhất cần làm là phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm: Thực phẩm vàng cho người bị táo bón

Cách phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Có thể thấy, ngộ độc thực phẩm dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe đặc biệt nếu xảy ra vào dịp Tết sẽ khiến cho tâm trạng của cả bệnh nhân và người thân bị ảnh hưởng. Do vậy, nên áp dụng một số cách phòng tránh sau đây:

Lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách

Lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, tốt nhất là có kiểm định. Với những thức ăn chế biến sẵn thì nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, hợp vệ sinh, còn thời hạn sử dụng. Cảnh giác với các loại thực phẩm có nguy cơ cao: cá ngừ, măng tươi, nấm, các thức chế biến sẵn không rõ nguồn gốc.

Bảo quản thực phẩm hợp lý: các loại vi khuẩn tiềm ẩn sẽ phát triển rất nhanh nếu thực phẩm không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.

Sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ thì bảo quản trong tủ lạnh và hâm lại trước khi ăn.

Các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá.

Loại bỏ các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thức ăn.

 Lựa chọn cho mình một nguồn cung cấp thực phẩm uy tín và chất lượng
Lựa chọn cho mình một nguồn cung cấp thực phẩm uy tín và chất lượng

An toàn và cẩn trọng trong chế biến là cách để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Đối với khâu chế biến thức ăn, cần đảm bảo thực hiện cẩn thận, an toàn. Theo đó, hãy bắt đầu bằng việc sơ chế kỹ càng thực phẩm trước khi chế biến. Song song với đó, cũng cần ăn chín uống sôi, không để thức ăn đã được nấu chín lẫn thức ăn còn sống.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là một việc làm cần thiết. Muốn như vậy, bạn cần cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay thật sạch trước và sau khi chế biến thức ăn cũng như trước và sau khi dùng bữa.

Đồng thời, các dụng cụ và đồ dùng được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm cũng cần được vệ sinh kỹ.

Giữ vệ sinh trước và sau khi dùng bữa là cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết đơn giảm mà hiệu quả
Giữ vệ sinh trước và sau khi dùng bữa là cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết đơn giảm mà hiệu quả

Bài viết trên đây là những nội dung chia sẻ về cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết. Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp bạn đọc yên tâm và chủ động phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02422151717
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon